1. Niềm hi vọng là điều rất quan trọng. Nó giúp cho hiện tại bớt khắc nghiệt. Nếu ta tin rằng ngày mai sẽ tốt đẹp hơn, ta sẽ chịu đựng được khó khăn của hôm nay.
2. Thấu hiểu nỗi đau của người khác là món quà to lớn nhất mà ta có thể trao tặng họ. Thấu hiểu là tên gọi khác của yêu thương. Nếu ta không thể thấu hiểu, thì ta chẳng thể yêu thương.
3. Nói “Tôi yêu bạn” có nghĩa là “Tôi có thể mang tới cho bạn sự bình yên và hạnh phúc”. Để làm được điều đó, trước tiên, chính ta phải là người có được những điều đó đã.
4. Tình yêu của ta phải khiến cho người yêu cảm thấy tự do.
5. Nếu ta yêu ai đó nhưng hiếm khi dành thời gian cho họ thì đó không phải tình yêu thật sự.
6. Chúng ta cần học cách nghỉ ngơi và thư giãn. Nó giúp ta phòng chống bệnh tật và giảm ngừa căng thẳng. Nó giúp ta có tâm trí sáng suốt để tập trung giải quyết các vấn đề.
7. Hạnh phúc là được là chính mình. Ta không cần phải được thừa nhận bởi người khác. Chỉ cần chính ta thừa nhận mình là được rồi.
8. Cũng như một người làm vườn biết cách dùng phân bón để cho ra những bông hoa tươi đẹp, người tu tập biết tận dụng nỗi đau khổ để tạo ra hạnh phúc.
9. Bởi vì ta còn sống, mọi thứ đều có thể.
10. Món quà quý giá nhất mà chúng ta có thể mang đến cho người khác là sự hiện diện của chúng ta. Khi ta quan tâm đến những người ta yêu thương, họ sẽ như đóa hoa nở rộ.
11. Sống ở đây, bây giờ không có nghĩa là ta không bao giờ nhớ lại quá khứ hay không có trách nhiệm với tương lai. Tuệ giác của đạo Phật là ta có thể sống an lạc và hạnh phúc trong giây phút hiện tại này.
12. Chúng ta có đầy đủ những điều kiện hạnh phúc, niềm vui trong thời khắc hiện tại. Chỉ cần ta để tâm, ta sẽ nhìn thấy chúng.
13. Một người tức giận là người rất đáng thương thay vì đáng bị trừng phạt, nếu họ là người hạnh phúc thì họ đâu đã nói ra những lời nói khó nghe, giận dữ làm tổn thương ta như vậy. Bởi vì chưa biết cách xử lý những nỗi đau buồn trong tâm nên họ làm vương vãi những đau khổ đó lên ta, họ là nạn nhân đầu tiên còn ta là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng từ bi sẽ nảy nở trong tim và sự tức giận sẽ tan biến, hãy nói gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn của họ.
14. Thức dậy miệng mỉm cười Hai bốn giờ tinh khôi Xin nguyện sống trọn vẹn Mắt thương nhìn cuộc đời.
15. Theo cách suy nghĩ thông thường ở đời thì hạnh phúc là hạnh phúc, khổ đau là khổ đau, hai sự kiện hoàn toàn trái ngược nhau. Đó là khuynh hướng lập luận tự nhiên của tâm tư ta. Nhưng theo nguyên tắc tương tức của Bụt dạy thì hạnh phúc và khổ đau có liên hệ mật thiết. Hạnh phúc làm bằng chất liệu của khổ đau, và khổ đau cũng làm bằng chất liệu của hạnh phúc. Giống như rác có thể làm ra hoa và hoa nếu để lâu ngày sẽ biến thành rác. Hạnh phúc cũng vô thường mà khổ đau cũng vô thường. Vì khổ đau vô thường cho nên khổ đau cũng có thể trở thành hạnh phúc, và hạnh phúc cũng vô thường cho nên nó có thể trở thành khổ đau. Vì vậy khi ta vạch ra một giới tuyến để chia hạnh phúc và khổ đau làm hai là chúng ta là chúng ta đã tạo ra một lầm lẫn căn bản. Ta nên biết rằng nếu chưa từng khổ đau thì chúng ta chưa có cơ hội biết được thế nào là hạnh phúc. Vì vậy cho nên chúng ta có thể nói rằng hạnh phúc và khổ đau là hai hiện tượng có tính cách tương tức, cái này chứa cái kia. Khổ đau chính là chất liệu làm ra hạnh phúc.
16. Nhẫn nhục là ôm lấy tất cả trong tình thương của mình mà không loại trừ bất cứ ai. Trong tình thương đích thực, ta không còn kỳ thị nữa, dù người ấy là da đen, da trắng hay da vàng, dù người ấy theo đạo Hồi, theo đạo Bụt, theo đạo Do Thái hay theo chủ nghĩa cộng sản đi nữa mình cũng chấp nhận tất cả mà không còn kỳ thị. Nhẫn nhục ở đây có nghĩa là không kỳ thị.
17. Đừng nghĩ rằng những kiến thức ta hiện có là bất biến, sự thật tuyệt đối. Tránh hẹp hòi và bị ràng buộc với những quan điểm ta đang có. Thực hành tinh thần không cố chấp vướng mắc về quan điểm để có thể được cởi mở đón nhận quan điểm của người khác.
18. Nơi nào không có bùn thì không có sen. Cũng như thế khổ đau và hạnh phúc nương vào nhau mà phát hiện. Chạy trốn khổ đau để đi tìm hạnh phúc thì cũng như đi tìm hoa sen ở nơi không có bùn. Sen và bùn cũng như trái và phải, hễ cái trái có đó là cái phải có đó cùng một lượt. Nhờ tiếp xúc được với khổ đau, lắng nghe khổ đau thì ta mới làm phát hiện được cái hiểu biết và cái thương yêu. Hiểu biết và thương yêu là chất liệu làm nên hạnh phúc.
19. Nước Chúa đang có mặt cho bạn ở đây và bây giờ. Nhưng câu hỏi là liệu bạn đang có mặt cho Nước Chúa. Sự thực tập của chúng ta là làm cho mình có mặt thực sự để Nước Chúa có thể biểu hiện ở đây và bây giờ. Bạn không cần phải chết mới đi được vào Nước Chúa. Sự thật là bạn phải thực sự sống để có thể làm được như vậy.
20. Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ. Cuộc sống đầy khổ đau nhưng cũng rất tuyệt vời … Làm thế nào có thể mỉm cười khi trong lòng đầy những buồn đau? Ta hãy học cách mỉm cười với nỗi buồn của mình bởi vì ta đâu phải chỉ là nỗi buồn ấy.
21. Những hạt giống khổ đau trong ta có thể còn rất lớn, nhưng đừng đợi cho đến khi không còn khổ đau mới cho phép mình hạnh phúc.
22. Xã hội chúng ta được xây dựng trên một khái niệm rất hạn hẹp về quyền lực, đó là giàu có, sung túc, thành công nghề nghiệp, danh tiếng, sức khỏe, sức mạnh quân sự và quyền năng chính trị. Tôi xin đề nghị với bạn một thứ quyền lực khác, một thứ quyền lực vượt bậc: Quyền lực giúp ta thoát khỏi sự ám ảnh của mê đắm, sợ hãi, tuyệt vọng, sự trấn ngự của kỳ thị, sân hận, ngu dốt; quyền lực giúp ta đạt được hạnh phúc ngay trong giờ phút hiện tại. Đây là một thứ quyền lực mà bất cứ ai sinh ra cũng đều có quyền hưởng, không phân biệt sang hèn, giàu nghèo, mạnh yếu.
Nguồn: Sưu tầm
